Cách người Do Thái dạy con quản lý tiền bạc

Dạy con quản lý tài chính từ 3 tuổi

Cách quản lý tiền bạc của người Do Thái được xem là một trong những cách quản lý tiền bạc thông minh và sáng tạo bậc nhất trên thế giới. Đối với con cái, họ cũng có cách dạy con sử dụng và quản lý tiền theo một cách đặc biệt từ rất sớm.

Dạy con quản lý tài chính từ 3 tuổi

Người Do Thái không phải từ khi sinh ra đã có khả năng quản lý tài chính tốt. Họ được cha mẹ rèn luyện dạy bảo những kỹ năng kiếm tiền, sử dụng và quản lý tài chính một cách khôn ngoan ngay từ khi còn rất nhỏ.

Dạy con về tiền theo từng giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất: Nhận biết tiền

Ngay khi trẻ bắt đầu tập nói, cha mẹ người Do Thái đã dạy con cách phân biệt tiền, dạy chúng hiểu tiền có thể mua những thứ chúng muốn và quan trọng hơn là tiền từ đâu mà có.

Giai đoạn thứ hai: Kỹ năng cầm tiền

Nhiều cha mẹ không cho con cái mình quản lý tiền tiêu vặt, trong khi đó cha mẹ người Do Thái lại cho rằng, không cho con cầm tiền khiến chúng chỉ biết dựa dẫm vào gia đình.

Khi con được khoảng 10 tuổi, cha mẹ Do Thái sẽ lập cho con một tài khoản riêng với một số tiền nhất định, hướng dẫn con cách chi tiêu và tiết kiệm sao cho thông minh và khoa học. Con cái sẽ biết chịu trách nhiệm về hành vi chi tiêu của mình.

Giai đoạn thứ ba: Kỹ năng kiếm tiền

Đây là kỹ năng vô cùng quan trọng. Cha mẹ người Do Thái dạy cho con những quy tắc kiếm tiền, quy tắc đầu tư, xoay vòng vốn. Họ dạy con hiểu được bài học về những đồng tiền do chính công sức mình bỏ ra mà có được.

Giai đoạn thứ tư: Kỹ năng quản lý tài chính

Không chỉ dạy con cách kiếm tiền, cha mẹ người Do Thái còn dạy con tiết kiệm tiền ra sao, chi tiêu đúng mức như thế nào. Họ dạy con cả những quy cách ngân hàng, những mẹo đầu tư thông minh.

Giai đoạn thứ năm: Ý nghĩa đằng sau việc quản lý tài chính

Người Do Thái dạy cho con cách quản lý tài sản không phải để biến chúng thành những cái máy kiếm tiền rồi tiêu tiền, mà là để giúp chúng có cuộc sống tốt đẹp hơn, biết trân trọng đồng tiền và sức lao động.

Để dạy con quản lý tiền bạc khôn ngoan, cha mẹ người Do Thái sẽ sử dụng 5 chiếc lọ, mỗi lọ đều được dán nhãn cẩn thận với 5 tên tương ứng: chi tiêu hàng ngày, từ thiện, tiết kiệm, đầu tư và đóng thuế.

Quản lý tiền bạc bằng 5 chiếc lọ

Người Do Thái dạy con về tiền bạc - 5 chiếc lọ tài chính

Mỗi lần được cha mẹ cho 10 đồng Shekel (tiền Israel), trẻ sẽ được dạy bỏ vào mỗi lọ từ thiện, tiết kiệm và đóng thuế 1 đồng, 2 đồng vào lọ đầu tư và 5 đồng vào lọ chi tiêu hàng ngày.

Sau đó, lọ từ thiện để giúp đỡ người khác sẽ được mở vào cuối tuần. Lọ đóng thuế sẽ được mở vào cuối tháng. Lọ tiết kiệm chỉ được mở vào những dịp đặc biệt như khi gia đình gặp khó khăn hoặc có người bị ốm. Lọ đầu tư chỉ được mở khi nó đã đầy.

Con cái sẽ có quyền tự quyết định chi tiêu. Ngay cả khi chúng mắc sai lầm, cha mẹ cũng không can thiệp để mắng mỏ hay giúp đỡ. Trẻ sẽ tự học hỏi sau những thất bại. Bằng cách này, chúng sẽ sáng tạo hơn trong quá trình ra quyết định và chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

Nghiên cứu đã chỉ ra, quản lý tiền bạc là một trong những việc khó khăn nhất của cuộc sống. Khi đã biết cách quản lý tiền bạc đúng đắn, tất cả những việc khác trong cuộc sống sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Đó là lý do vì sao trẻ em Do Thái phát triển thành công hơn và có sự hài lòng hơn với cuộc sống. Tỷ lệ ly dị trong gia đình người Do Thái sống ở Mỹ thấp hơn 90% so với những gia đình người Mỹ khác. Trong khi hầu hết chúng ta đều đang vật lộn với nợ nần, thì người Do Thái vẫn hài lòng với tài chính và công việc kinh doanh của họ.

Hiểu được cách kiếm tiền, quản lý và chi tiêu khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng và giàu có hơn. Những kỹ năng này quyết định lớn đến cuộc sống sau này của trẻ. Học được những kỹ năng này từ sớm khiến trẻ có thể hiểu và nhìn nhận cuộc sống tốt hơn.

Câu chuyện Người Do Thái dạy con tài chính

Mark năm nay 3 tuổi, bố mẹ cậu đều là người Do Thái, hiện nay cả gia đình cậu đang sống ở Mỹ. Một hôm, khi cậu đang nghịch đá, bố cậu đứng bên liền hỏi: “Mark, hòn đá đó có thú vị không con?”.

Người Do Thái dạy con quản lý tài chính

“Ồ, hay lắm bố ạ”. Mark trả lời.

“Mark, bố có một ít đồng xu, bố nghĩ chơi đồng xu hay hơn những hòn đá kia, con có muốn thử không?”. Bố mỉm cười nhìn Mark.

“Được ạ, được ạ, nhưng chơi đồng xu có thật sự thích không bố?”. Mark ngẩng đầu lên hỏi.

“Đương nhiên rồi, con xem, đây là đồng 1 xu, đây là đồng

10 xu, đây là đồng 50 xu. Con có thể dùng nó mua đồ chơi mà con thích, ví dụ con thích xe tải đồ chơi, con có thể dùng 2 đồng 50 xu là mua được”. Bố kiên nhẫn giảng giải.

“Ồ, nghe cũng hay đấy ạ. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được mệnh giá lớn nhỏ của nó, bố có thể nói lại cho con được không ạ?” Mark lễ phép hỏi bố.

“Đương nhiên là được, Mark, con xem này, đây là đồng 1 xu, đây là đồng 10 xu, đây là đồng 50 xu – đồng to nhất”. Bố vừa trả lời vừa đưa từng đồng xu cho Mark.

Mark nhận đồng xu, tỉ mỉ quan sát rất lâu, sau đó vui mừng reo lên: “Oa, đồng 50 xu to quá, bây giờ con đã biết nó rồi. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được đồng 1 xu và 10 xu”.

Bố xoa đầu Mark khen ngợi: “Mark của bố giỏi quá, trong thời gian ngắn đã biết phân biệt đồng 50 xu rồi. Đồng 1 xu và 10 xu, bố nghĩ con cũng sẽ phân biệt được nhanh thôi”.

Người Do Thái ngoài việc hiểu giá trị của đồng tiền, còn truyền dạy những kiến thức đó cho con cái, để thế hệ sau hiểu được giá trị của nó. Ngày nay, ở Israel, giáo dục tài chính cho trẻ em là nhiệm vụ chung của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Dưới đây là một số mục tiêu về năng lực quản lý tài chính mà cha mẹ Do Thái yêu cầu ở con:

Khi 3 tuổi, trẻ có thể nhận biết được tiền xu và tiền giấy. Khi 4 tuổi, trẻ biết dùng tiền xu mua những món hàng đơn giản.

Khi 5 tuổi, trẻ biết cách dùng tiền xu trao đổi hàng hóa, hiểu được giá trị của đồng tiền.

Khi 7 tuổi, trẻ biết đếm một số lượng tiền xu lớn, biết đổi những đồng tiền xu đơn giản.

Khi 8 tuổi, trẻ biết cách tính tổng giá mua hàng, biết dùng sức lao động của mình để kiếm tiền, biết được số tiền đang gửi trong tài khoản ngân hàng của mình là bao nhiêu.

Khi 9 tuổi, trước khi mua đồ, trẻ có thể liệt kê những đồ cần mua, khi mua biết so sánh giá cả.

Khi 10 tuổi, trẻ biết mỗi tuần dành dụm bao nhiêu tiền để mua đồ đắt hơn, hiểu được các quảng cáo của doanh nghiệp.

Khi 12 tuổi, trẻ biết đặt kế hoạch chi tiêu trong nửa tháng, hiểu được các thuật ngữ của một số ngân hàng.

Khi 13-15 tuổi, trẻ có thể dùng một số phương tiện đầu tư an toàn, biết được làm thế nào dự trữ, dự toán và đầu tư bước đầu.

Khi 16-17 tuổi, trẻ nắm được một số kiến thức kinh tế, như kiến thức cơ sở của kinh tế vĩ mô, học cách quan tâm chú ý đến kinh tế thị trường toàn cầu, bắt đầu hiểu một số mối quan hệ giữa các công cụ tiền tệ.

Những bậc cha mẹ lần đầu đọc những “mục tiêu” này có thể sẽ kinh ngạc, vì với trẻ vị thành niên hoàn thành những nhiệm vụ trên là thử thách không hề dễ dàng. Nhưng với trẻ em Do Thái, nhiệm vụ đó dễ như “trở bàn tay”, vì các em từ nhỏ được giáo dục về tài chính, thậm chí từ lúc 3 – 4 tuổi, đa số trẻ em Do Thái đều đã học cách nhận biết đồng tiền.

Giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền

Khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ bắt đầu giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền. Họ thường cùng trẻ chơi trò chơi đoán giá trị tiền tệ, để nâng cao khả năng nhận biết đồng tiền cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ lớn dần lên, cha mẹ còn nói với trẻ tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động, chứ không phải là được biến ra từ túi của bố mẹ, từ đó giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền.

Trong gia đình người Do Thái, đa số trẻ em 10 tuổi đã hiểu ý nghĩa của việc dành dụm tiền. Đồng thời, cha mẹ cũng khuyến khích trẻ để dành một phần thu nhập, để mua những đồ mình thích. Khi trẻ dành dụm được một số tiền nhất định, cha mẹ còn định hướng để trẻ dùng số tiền ấy để đầu tư và giới thiệu những cách đầu tư an toàn cho trẻ.

Giáo dục chi tiêu cho trẻ

Cha mẹ Do Thái khi đi mua sắm thường để trẻ so sánh giá cả của các loại sản phẩm khác nhau nhằm bồi dưỡng khả năng chi tiêu của trẻ. Ngoài ra, chúng ta đều biết người Do Thái rất coi trọng việc đọc sách, cha mẹ không chỉ cho trẻ đọc những cuốn sách kinh tế chính thống, mà còn mua cho trẻ rất nhiều tài liệu quảng cáo, giúp trẻ hiểu được bí mật đằng sau quảng cáo đó, tránh chi tiêu lãng phí.

Dạy trẻ cách dự toán trong gia đình

Trong gia đình Do Thái, khi trẻ lớn hơn một chút, mỗi tháng trẻ đều biết làm kế hoạch chi tiêu tài chính, liệt kê tất cả những chi phí trong gia đình. Sau đó, cha mẹ sẽ kiểm tra những kế hoạch tài chính này, nếu chỗ nào không hợp lí sẽ chỉ cho trẻ biết và cùng thảo luận với trẻ về việc chi tiêu số tiền cố định đó như thế nào để mua đồ, quần áo, đồ chơi…

Người Do Thái cho rằng dạy trẻ những kiến thức tài chính này là rất quan trọng. Vì người có khả năng quản lí tài chính và ý thức đầu tư giỏi sẽ biết kiếm tiền và nắm giữ tiền bạc. Các bậc cha mẹ nên học tập cách làm của người Do Thái, bồi dưỡng khả năng đầu tư, quản lí cho trẻ từ nhỏ, để trẻ có một nền tảng vững chắc trong tương lai.

(*) Nội dung tham khảo cuốn Phương pháp giáo dục con của người Do Thái.


Mời cha mẹ học miễn phí – Khóa học DẠY CON VỀ TIỀN BẠC: http://kidsuni.edu.vn/day-con-tien-bac

Cách người Do Thái dạy con quản lý tiền bạc
Chuyển lên trên
0906258139
icons8-exercise-96 chat-active-icon